Additionally, paste this code immediately after the opening tag:

NHỮNG LOẠI DŨA MÓNG TAY THỢ NAIL CẦN BIẾT

16-08-2022

Khi học nghề Nail hay đi làm Nail hẳn bạn thấy thợ Nail có rất nhiều loại dũa móng tay, có khi đến cả chục loại. Không phải dũa cũng chỉ có dũa móng cho ra dáng thôi hay sao, sao cần nhiều loại đến vậy. Thế thì bạn phải đọc ngay bài viết này của World Nail School để biết có những loại dũa móng tay nào nhé!

NHỮNG THÔNG SỐ TRÊN DŨA MÓNG TAY

Bạn có thể thấy dũa móng tay có nhiều hình dáng: dũa dài, dũa hình thoi, dũa cong và trên dũa có những con số khác nhau.

Những con số trên dũa chính là điều mà thợ Nail cần phải quan tâm khi chọn mua dũa. Đó chính là chỉ số grit – biểu thị cho mức độ thô nhám của dũa. Độ grit chính là mật độ các hạt mài mòn trên 1 inch, số hạt càng nhiều thì bề mặt dũa càng mịn. Ví dụ như một chiếc dũa 250 grit sẽ mịn hơn chiếc dũa 100 grit.

Tùy theo độ grit mà công dụng của dũa móng tay sẽ khác nhau:

+ 80 - 100 grit: đây là loại dũa thô nhất, bề mặt hạt nhám lớn, chỉ dùng cho móng giả hay dũa móng bột.

+ 150 – 180 grit: là loại dũa móng thông thường, dùng cho móng thật

+ 240 – 280 grit: là loại dũa mịn, dùng để đánh mịn lại móng, dùng để làm sạch lớp biểu bì hay dùng cho người có móng mỏng, dễ gãy.

+ 500 grit: đây là loại dũa có bề  mặt rất láng mịn, được dùng để đánh bóng bề mặt móng.

Ngoài ra, khi học nghề nail chuyên nghiệp hay làm nghề bạn còn có thể thấy rất nhiều chất liệu dũa khác nhau: giấy nhám, gốm sứ, dũa sắt, dũa thủy tinh… Nhưng loại dũa giấy nhám là tối ưu và dễ sử dụng, dễ bảo quản nhất.

MỘT SỐ LOẠI DŨA MÓNG TAY THỢ NAIL CẦN BIẾT

Về cơ bản dũa móng tay có rất nhiều loại, với form dáng khác nhau, bạn cần chọn mua tùy theo nhu cầu và thói quen sử dụng của bạn. Nhưng ít nhất hãy có những loại dũa móng sau:

+ Dũa thô lớn 80/80: đây là loại dũa có độ grit thấp, tức là bề mặt của nó rất thô nhám, chỉ sử dụng cho việc dũa móng giả, móng úp trước khi sử dụng thôi bạn nhé.
+ Dũa buffer 100/180: nó có thể có hình dạng như một cái dũa thông thường hoặc nó có dạng hình khối hình chữ nhật, có độ dày nhiều. Buffer thường sử dụng để làm nhám mịn bề mặt móng sau khi tháo bột, tháo gel hoặc dùng để đánh móng trước khi sơn gel hoặc dán móng giả.
+ Dũa phá dày 150/150: đây là loại dũa có độ nhám nhiều, thường sử dụng để dũa móng bột hay móng gel, hoặc dũa phá bề mặt sơn móng gel, móng bột giúp cho quá trình tháo móng nhanh hơn.

+ Dũa nhám tạo kiểu 180/240: đây là loại dũa móng tay thợ nail dùng nhiều nhất, là loại dũa nhám mỏng 2 mặt, dùng để tạo dáng cho móng tay như móng vuông, móng bầu, móng nhọn…

+ Dũa mịn 1000: với độ grit cao như vậy, bạn sẽ thấy bề mặt giấy nhám khá mịn, dùng để làm mịn lại bề mặt móng sau khi chỉnh sửa, tháo móng.

+ Dũa đánh bóng móng: công dụng của loại dũa này sẽ làm bề mặt móng bóng lên một cách tự nhiên, dùng để đánh bóng cho móng tự nhiên, hoặc làm bóng bề mặt móng bột hoặc móng đắp gel cho đẹp mắt hơn. Thông thường loại dũa đánh bóng sẽ có nhiều mặt khác nhau, vừa có mặt làm mịn, vừa có mặt làm bóng móng.

Bạn cần nắm rõ thông số của dũa móng tay cũng như sử dụng đúng mục đích của chúng để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình làm nail. Hãy nhớ rằng tránh sử dụng dũa móng tay có độ thô nhám nhiều để dũa dáng móng thật, vì rất dễ làm tổn thương móng, làm ê tay khách hàng, và với khách hàng có móng mỏng còn có thể gây gãy móng, bật móng ngay khi dũa.

World Nail School hy vọng những thông tin đơn giản trên đây đã đủ giúp bạn có thể chọn mua được những chiếc dũa móng tay thích hợp. Nếu bạn đang có nhu cầu học Nail hay nâng cao tay nghề của mình, đừng quên tham khảo các khóa học Nail của trung tâm nhé!

 

 
Có thể bạn quan tâm