Additionally, paste this code immediately after the opening tag:

12 bước cần thiết để mở salon làm tóc chuyên nghiệp: nếu bạn không có điều số 1, đừng đọc 11 điều còn lại!

30-04-2020

Xuyên suốt lịch sử loài người, làm đẹp luôn đóng vai trò quan trọng và không ngừng phát triển. Và cho đến thời điểm này ngành công nghiệp làm đẹp đã phát triển thành nhiều nhánh khác nhau từ cá nhân đến chuyên nghiệp, và trong dòng chảy đó chăm sóc tóc giữ một vị thế rất to lớn và mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho nền kinh tế nói chung và cho chủ salon nói riêng. 


Vậy làm sao để bắt đầu một salon và vận hành salon hiệu quả, World Nail sẽ hướng dẫn để các bạn có thể có 1 góc nhìn khái quát và chuẩn bị cho salon tương lai của bản thân nhé
 

1. Bắt đầu bằng những ước mơ: Steve Job của Apple đã từng nói “stay hungry, stay foolish” (hãy cứ đam mê, hãy cứ dại khờ) để rồi ông đã cho ra đời những sản phẩm thay đổi kỹ nguyên của ngành công nghệ di động, bởi vì thiếu sự đam mê với ngành thì chắc chắc bạn sẽ không bao giờ theo đuổi đến cùng, và chắc chắn sẽ không bao giờ thành công với nghề. Chính vì vậy hãy xác định thật chín chắn liệu rằng bạn có thật sự yêu thích nghề hay không để không phải tốn thời gian, công sức và chi phí.
 

Bạn có thể gặp khó khăn trong giai đoạn bắt đầu, nhưng hãy kiên trì, đừng vội bỏ cuộc, chỉ cần có đức tính này thì 99% nỗ lực của bạn cộng với 1% may mắn sẽ mang đến thành công trong tương lai

2. Lựa chọn một nơi học nghề uy tín: bạn có thể lựa chọn học nghề tại một salon tóc hoặc 1 trường đào tạo tóc chuyên nghiệp đều được, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ ưu điểm và nhược điểm của từng nơi. Tại salon tóc bạn có thể quan sát được kỹ năng vận hành, cách sắp xếp bố trí hoặc dịch vụ khách hàng một cách thực tế nhất, tuy nhiên việc học của bạn có khả năng sẽ bị kéo dài vì chủ salon thường hạn chế cho bạn làm trực tiếp trên khách, đồng thời cũng không có giáo trình rõ ràng, cũng như không chắc sẽ được chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm của chủ salon. Ngược lại, học tại các trung tâm chuyên nghiệp sẽ loại bỏ được các nhược điểm khi học tại salon, tuy nhiên học phí có phần cao hơn.


3. Mở salon mới hay sang lại salon đang hoạt động: các lựa chọn khác nhau có những rủi ro tiềm ẩn khác nhau vì vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng

- Mở mới: bạn sẽ tự tay làm tất cả các công đoạn từ lựa chọn mặt bằng, mua sắm dụng cụ, viết chính sách giá, tìm kiếm khách hàng, xây dựng thương hiệu...với lựa chọn này thật sự là một lựa chọn khá khó khăn khi bạn vừa phải làm thợ vừa phải làm chủ, cân đối tất cả các nguồn lực hiện có và quản lý hiệu quả. Đây là một lựa chọn có mức rủi ro cao, tuy nhiên nếu vận hành thành công sẽ mang lại lợi thế vô cùng lớn về sau.
- Nhượng quyền thương hiệu: với lựa chọn này bạn sẽ không phải lo lắng về việc thiết kế, xây dựng cũng như các chính sách, giá cả đều đã được định sẵn, bạn sẽ sử dụng các quy trình đã được nghiên cứu và thực hiện hiệu quả từ đơn vị nhượng quyền, và quan trọng nhất là thương hiệu đã được xây dựng và định hình sẽ mang lại cho bạn 1 nguồn khách hàng nhất định. Đây là 1 lựa chọn rủi ro thấp nhưng chi phí cho nhượng quyền tương đối cao, đồng thời tùy theo đơn vị nhượng quyền sẽ có các những phí duy trì thương hiệu hàng năm hoặc chia sẻ doanh thu khác nhau, chính vì vậy lợi nhuận của bạn sẽ mất đi ít nhiều.
- Mua lại salon đang hoạt động: lựa chọn này tương đối ít rủi ro và chi phí thấp, tuy nhiên bạn cần phải xem xét các máy móc dụng cụ và nguyên nhân người chủ cũ muốn bán, các yếu tố về khách hàng, địa điểm kinh doanh để có định giá đúng.
- Salon chia sẻ: đây là một mô hình kinh doanh tương đối mới, bạn sẽ đầu tư mặt hình ảnh cho salon, các nhà tạo mẫu sẽ thuê lại số ghế trong salon của bạn, và họ cũng có trách nhiệm tự trang bị thiết bị máy móc cũng như trang thiết bị để có thể làm khách. Công việc chủ yếu của bạn sẽ là quản lý về mặt hình thức của salon, đưa ra các quy định để đảm bảo salon của bạn không bị ảnh hưởng bởi những cá nhân không tốt. Còn nếu bạn là người đi thuê lại không gian trong “salon chia sẻ” thì đơn giản hơn, bạn hãy bắt đầu với dịch vụ mà cảm thấy làm tốt nhất từ đó phát triển dần lên.




4. Tham khảo đối thủ cạnh tranh: việc này sẽ giúp bạn định hình về chiến lược giá cả, lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu, các nhóm dịch vụ cung cấp khác biệt và quan trọng nhất là dịch vụ khách hàng.


 

5. Chuẩn bị giấy phép cần thiết: để có thể hoạt động hợp pháp bạn cần xin giấy phép kinh doanh, và để xin được giấy kinh doanh về dịch vụ làm tóc bạn cần phải có chứng chỉ sơ cấp nghề tóc tại những trung tâm, trường học do Sở Lao động Thương Binh và Xã hội cho phép giảng dạy. Chính vì vậy khi lựa chọn học tại các đơn vị dạy nghề bạn cần phải hỏi rõ về chứng chỉ nhận được là loại chứng chỉ gì do đơn vị nhà nước nào cấp phép để cấp. 

 



6. Lựa chọn mặt bằng: lựa chọn mặt bằng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận biết và lượng khách hàng, cần lựa chọn những khu vực đông dân cư, gần các địa điểm mua sắm ăn uống là 1 lợi thế. Đồng thời cần xem xét hệ thống điện nước của mặt bằng bạn dự định thuê có thuận tiện hay không vì dịch vụ tóc sẽ cần lắp đặt đường điện cũng như đường cấp, thoát nước cho các ghế gội.



7. Mua sắm thiết bị: bạn cần hoạch định trước các dịch vụ bạn cũng cấp cho khách hàng khi làm tóc để có thể lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị phù hợp. Ví dụ bạn chỉ muốn phục vụ khách hàng nam giới thì việc mua máy uốn setting hoặc máy duỗi là không cần thiết, mà nên tập trung vào việc mua các loại tông đơ tốt để cắt tóc hoặc thực hiện các kiểu sculpture cho tóc.

 

8. Kế hoạch trang trí salon: hãy đặt mình vào vị trí là khách hàng và bắt đầu cảm nhận điều mình muốn khi bước vào salon tóc sẽ như thế nào, sau đó phát thảo sơ khởi các ý tưởng của mình để bên thiết kế có thể thực hiện. Nên lưu ý các các điểm sau:

- Màu sắc chủ đạo: phải lựa chọn 1 hoặc 2 màu chủ đạo dùng trang trí xuyên suốt trong thiết kế salon, đồng thời tăng mức độ nhận diện của khách hàng
- Tên gọi và logo: hãy lựa chọn một tên gọi dễ nhớ để thiết kế logo. Logo cần phải ấn tượng với khách hàng để khách hàng dễ dàng ghi nhớ, nhận biết.
- Hệ thông ánh sáng và thiết bị: cần chú ý về phần này vì khi làm tóc thì ánh sáng đủ là điều kiện tiên quyết để người thợ tránh sai sót trong việc cắt cũng như thực hiện các dịch vụ liên quan đến hóa chất. Đồng thời hệ thống gương soi cũng cần đầu tư kỹ lưỡng để giúp không gian sáng sủa và sạch sẽ hơn.

 



9. Lựa chọn kỹ thuật viên, nhân viên: lên kế hoạch tìm các kỹ thuật viên, nhân viên thật sớm để bạn có thể huấn luyện, đào tạo họ trước khi khai trương, ngày nay có rất nhiều kênh giúp bạn có thể làm được điều này, ví dụ đăng tải thông tin tại các trang tìm việc hoặc các trang, nhóm Facebook liên quan đến ngành nghề. Đồng thời cũng nên phác thảo quy định của nhân viên, kỹ thuật viên để tránh họ thực hiện các hành vi không mong muốn như lôi kéo hàng, cư xử không đúng mực...



10. Dịch vụ cung cấp và chiến lược giá: đây là bước mà bạn cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra các dịch vụ và giá cả, sau khi đã tham khảo giá cả các đối thủ trong khu vực, hãy xem xét dân cư xung quanh nơi bạn mở salon để đánh giá mức độ thu nhập, từ đó bạn có thể lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu và đưa ra mức giá phù hợp với nhóm khách hàng đó. Ví dụ bạn không thể định giá dịch vụ của bạn quá trong khi dân cư trong khu vực có thu nhập trung bình và đối thủ cạnh tranh giá dịch vụ quá thấp. Đây là bước quan trọng để bạn có thể xem thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận của bạn thế nào khi hoạt động.

Ngoài ra bạn cũng cần xem xét có nên bổ sung các dịch vụ khách nhằm bán chéo gia tăng mức độ chi tiêu tại salon, ví dụ có thể cung cấp thêm dịch vụ làm móng, chăm sóc da mặt...


 

11. Quảng cáo và truyền thông: với một salon quy mô cho dù lớn hay nhỏ đều cần quảng cáo để thu hút khách hàng. Trong thời đại 4.0 này thì việc quảng cáo đã trở nên vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn ngồi tại nhà và 1 vài thao tác đơn giản cũng có thể mang thông tin đến cho khách hàng. Hãy xem xét về hình thức quảng cáo miễn phí trên các cộng động liên quan đến ngành, hoặc bỏ ra một ngân sách nhỏ để có thể chủ động đưa thông tin đến khách hàng thông qua Facebook ads hoặc Google ads. Việc duy trì cập nhật thông tin là một trong những cách khiến khách hàng nhớ về salon của bạn.

 


12. Chương trình giữ chân khách hàng: để có thể giữ chân quay lại nhiều lần hơn hãy xây dựng 1 chính sách khách hàng phù hợp, đó có thể là hình thức tích điểm, giảm phí dịch vụ hoặc tặng dịch vụ khi khách hàng quay lại vào lần tiếp theo.



 

Nếu còn cần tư vấn thêm về việc học tập cũng như các băn khoăn khi mở salon hãy liên hệ với World Nail School ngay nhé, chúng tôi sẽ luôn lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ bạn. World Nail School có đầy đủ các khóa học để giúp bạn thực hiện được ước mơ làm chủ của bạn!

 
Có thể bạn quan tâm